Nút nhấn đèn, nút bấm có đèn 24VDC, 220VAC

Nút nhấn đèn, nút nhấn có đèn 24VDC, 220VAC, nút bấm có đèn.

Cung cấp Nút nhấn đèn, nút bấm có đèn 24VDC, 220VAC, nút nhấn nhả, nhấn dính, nút nhấn nhả có đèn, nút nhấn dính có đèn, nút nhấn đèn kín nước.

Nút nhấn đèn là gì?

Là loại nút nhấn được sử dụng trong các tủ điện. Bên trong nút tích hợp thêm đèn báo để báo trạng thái của nút nhấn khi được tác động. Thông thường, bóng đèn được đưa ra hai dây sẳn. Khi nút nhấn đèn, nút bấm có đèn bị tác động, chúng ta sử dụng tiếp điểm của nút nhấn để cấp nguồn cho bóng đèn.

Nút nhấn đèn, nút bấm có đèn
Trên tay nút bấm có đèn.

Đối với loại nút nhấn dính có đèn thì chúng ta có thể tận dụng tiếp điểm của nó để kích cho đèn. Còn đối với nút nhấn nhả có đèn, muốn kích cho đèn thì ta phải sử dụng mạch tự giữ thông qua relay trung gian hoặc contactor. Hoặc chúng ta có thể sử dụng tín hiệu từ các thiết bị khác khi được tác động on.

Các loại nút nhấn đèn, nút bấm có đèn.

Về bề ngoài thì các nút nhấn đều giống nhau, phi lỗ, tiếp điểm, màu sắc và kích thước.

Nút nhấn dính có đèn.

Là loại nút nhấn khi nhấn một cái là trạng thái thay đổi, nhấn thêm một cái nữa thì quay lại trạng thái ban đầu. Loại nút nhấn này người ta hay gọi là nút nhấn dính, nút nhấn tự giữ, nút nhấn duy trì. Có người còn gọi nó là công tắc.

Ưu điểm của loại nút nhấn dính là bật tắt các thiết bị nhanh chống mà không cần các phụ trợ trung gian. Tiết kiệm không gian lắp đặt, đèn báo được kích on thông qua tiếp điểm của chính nút nhấn.

Nút nhấn nhả có đèn.

Thường được sử dụng để làm tín hiệu 1 xung, vì khi chúng ta nhấn một cái là đóng, nhả ra thì quay lại ban đầu. Nó thường sử dụng trong một hệ thống tự động ngắt, và hệ thống kèm nút nhấn khẩn cấp. Đèn của nút nhấn thường bật lên thông qua tiếp điểm của các thiết bị khác.

Thông số kỹ thuật nút nhấn.

Lỗ khoét tủ cho Nút nhấn đèn, nút bấm có đèn.

Để lắp nút nhấn vào trong tủ thì chúng ta phải khoét một lỗ tròn sau đó lắp nút nhấn lên để che lại. Thông dụng nhất là lỗ khoét tủ phi 22mm. Ngoài ra còn có lỗ khoét 25mm và phi lỗ khoét 30mm.

Đối với lỗ tủ 25mm thì chúng ta cũng có thể sử dụng nút nhấn đèn, nút bấm có đèn phi 22mm cũng lắp được. Còn đối với lỗ phi 30mm thì ta phải sử dụng nút có đường kích phù hợp. Hoặc chúng ta có thể dùng vòng chuyển đổi phi 22mm lên 25mm và 30mm.

Điện áp bóng đèn.

Bóng đèn được tích hợp bên trong nút và phần bóng được hướng lên trên để khi sáng chúng ta có thể thấy trạng thái một cách rõ ràng nhất. Điện áp bóng đèn cũng có nhiều loại, nhung thông dụng nhất là 220VAC và 24VDC. Ngoài ra còn có các điện áp đặt biệt như 12VDC, 12VAC, 24VAC, 48VDC, 48VAC, 110VAC. 110VDC, 220VDC.

Nút bấm có đèn
Bộ phận đèn báo có thể tháo rời dễ dàng.

Thông thường bóng đèn được tích hợp dạng rời. Nó có thể dễ dàng tháo ra và lắp vào một cách nhanh chống và dễ dàng khi chúng ta không cần đến nó.

Tham khảo: Cảm biến đo ẩm

Màu sắc nút nhấn đèn, nút bấm có đèn.

Nhu cầu của con người thì cần rất nhiều loại màu sắc và cũng có tương đối nhiều màu cho các loại nút bấm đèn. Thông thường nó có ba màu chính đó là màu xanh lá, màu đỏ, màu vàng cam. Ngoài ra còn có màu xanh dương và màu trắng. Đó là những màu chúng ta thường thấy trên hệ thống tủ điều khiển. Và màu sắc của bóng đèn cũng phải theo màu sắc của nút nhấn.

Các loại màu sắc của nút nhấn có đèn.
Các loại màu sắc của nút nhấn có đèn.

Tiếp điểm – công tắc của nút nhấn.

Số lượng và kiểu tiếp điểm.

Tất cả các nút nhấn đều trang bị các tiếp điểm. Tùy vào nhu cầu của người thiết kế mà ta chọn số lượng cũng như loại công tắc cho phù hợp. Các tiếp điểm cơ bản là NO (tiếp điểm thường mở) NC (tiếp điểm thường đóng).

Về số lượng tiếp điểm thì chúng ta có thể lựa chọn là. 1 NO, 1NC, 2 NO, 2NC, 1 NO + 1 NC. Đối với các loại nút nhấn đèn, nút bấm có đèn có thiết kế mở thì chúng ta có thể chọn số lượng tiếp điểm tùy thích và không giới hạn.

Các nút nhấn cũng thiết kế có thể thay đổi và thêm bớt các loại tiếp điểm một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tham khảo: Cảm biến tiệm cận

Dòng định mức và điện áp hoạt động.

Là khả năng chịu tải của tiếp điểm và điện áp tối đa sử dụng. Thông thường các tiếp điểm có thông số là 10A 250VAC. Đối với các tải nhỏ thì ta kích trực tiếp. Nếu tải quá lớn thì ta kích qua relay trung gian hoặc khởi động từ.

Tiêu chuẩn chống nước IP nút nhấn đèn, nút bấm có đèn.

Nút nhấn thông thường thì các hãng đã trang bị tiêu chuẩn chống nước IP54. Với IP này thì chúng ta có thể chống nước sương sương. Có nghĩa là sử dụng trong môi trường ẩm được. Có hơi nước hoặc lâu lâu có vài giọt nước không sao. Để chống nước với IP cao hơn thì chúng ta cần trang bị cho nó một số phụ kiện.

Tham khảo: bộ hẹn giờ

Kích thước nút nhấn có đèn.

Kích thước của nút nhấn ở đây là chúng ta đang đề cập đến kích thước chiều cao nủa nút nhấn. Chiều cao ảnh hưởng đến cách lắp đặt trong tủ điện. Nếu nút cao quá thì sẽ bị cấn, không thể đóng nắp.

Kích thước các loại nút nhấn đèn.
Kích thước các loại nút nhấn đèn.

Thông thường đối với các tủ điện có chiều cao thấp thì chúng ta phải lựa chọn nút có chiều cao thấp. Thường khi gắng thêm bo đèn thì nút nhấn sẽ cao lên.

Các loại nút nhấn thấp có đèn thì chúng ta chỉ sử dụng tối đa hai tiếp điểm. Thích hợp cho việc lắp đặt trên hộp nút nhấn.

Phụ kiện cho nút nhấn đèn, nút bấm có đèn.

Phụ kiện cho nút nhấn đèn
Phụ kiện cho nút nhấn đèn.

Có rất nhiều phụ kiện cho nút nhấn, những phụ kiện để bảo vệ chạm, nhãn tên và phụ kiện chống nước cụng rất nhiều.

Chụp cao su chống nước.

Với chụp silicon này thì chúng ta chỉ cần trùm lên phần đầu của nút nhấn. Lúc này có thể bảo vệ nút nhấn kín nước hoàn toàn với IP lên tới 67. Khi nút nhấn được lắp trên mặt tủ, thì chỉ có phần cao su lộ ra ngoài. Ron cao su được kẹp chặt lên mặt tủ, làm cho nước và bụi không có khả năng xâm nhập vào.

Thích hợp cho nhũng ứng dụng ngoài trời, nhựng kho lạnh, phòng tắm, bãi rửa xe, xông hơi…

Chụp bảo vệ sở chạm nút nhấn đèn, nút bấm có đèn.

Phụ kiện này giúp nút nhấn tránh được những tác động vô tình không mong muốn hoặc cố ý. Thích hợp co những nơi có nhiều người, tránh nhửng tác động nhằm. Ngoài ra chúng ta có thể khóa nút nhấn lại để tránh người hành vi tấy máy.

Phụ kiện cài ray.

Đối với các ứng dụng không sử dụng tủ điện. Nếu muốn sử dụng nút nhấn đèn, nút bấm có đèn là một điều bất khả thi vì không có chổ lắp đặt.

Phụ kiện cài ray này giúp nút nhấn mang lên mình như một chiếc giáp và cho khả năng cài lên thanh ray như các loại thiết bị trong tủ điện. Sản phẩm này chỉ sử dụng được cho nút nhấn có phi lỗ 22mm.

Hộp nút nhấn 1 lỗ, 2 lỗ, 3 lỗ, 4 lỗ, 5 lỗ, 6 lỗ.

Nút nhấn cũng có thể được lắp trên các hộp nút nhấn có lỗ sẵn. Điều này giúp nút nhấn được đa dụng hơn khi làm chức năng box điều khiển. Khi được lắp lên hộp nút nhấn. Khả năng chống nước cũng ta lên và cũng là đế cho nút nhấn.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận