Bộ điều khiển mức nước

Chế độ điều khiển hai bơm độc lập, bơm xả - bơm đầy.

Bộ điều khiển mức nước, bơm nước đầy, xả cạn.

cung cấp bộ bơm nước đầy, xả cạn loại điện cực 3 que, Relay điều khiển mức nước, role, báo mức nước, relay báo mức nước, điều khiển bơm nước tự động.

Bộ điều khiển mức nước là gì?

Điều khiển bơm nước trong bồn, trong hồ, bể… là nhu cầu không thể thiếu trong các nhà máy, công trình, tòa nhà, sinh hoạt gia đình, hệ thống xử lý nước thải, quản lý hệ thống bơm nước chống ngập triều cường. Và mỗi ứng dụng đều yêu cầu kiểu báo khác nhau, thường điều khiển bơm đầy, xả cạn, cảnh báo, bơm luân phiên, báo mức đầy, báo mức cạn.

Cấu tạo cơ bản của bộ điều khiển bơm nước là gồm 3 que điện cực được lắp ở ba độ sâu khác nhau, và đưa tín hiệu về bộ điều khiển, que sâu nhất làm chuẩn, khi nước cạn qua khởi que thứ hai bộ điều khiển so sánh điện trở giữa que chuẩn và que thứ hai bằng 0, bộ điều khiển kích hoạt bơm nước, khi nước dâng lên chạm vào que cạn nhất thì bơm ngừng.  Có thể điều khiển ngược lại thông qua công tắc chuyển trên bộ điều khiển.

Bộ điều khiển mức nước, bơm nước đầy, xả cạn.

Bộ điều khiển mức nước korea
Các bộ phận đi kèm bộ điều khiển mức nước, bơm nước đầy, xả cạn.

Bộ điều khiển được tích hợp nhiều chức năng, hoạt động theo nguyên tắc so sánh điện trở chứ không phải điện áp. Có thể điều chỉnh độ nhạy tùy theo các loại nước, đặc biệt là nước RO, sử dụng cho nứơc có nhiệt độ cao, các loại nước thải, axit, hóa chất.

Một trong những ưu điểm của công tắc mức nước điện cực là có thể sử dụng trong các hệ thống nước động liên tục, không bị tắt mở bơm liên tục.

Bộ điều khiển bơm nước bao gồm các loại model như sau:

loại điều khiển bơm đầy – xả cạn 3 cấp, sử dụng điện áp 24vdc hoặc 220vac.

loại điều khiển 5 cấp, báo cao và báo thấp, điều khiển hai bơm nước.

công tắc điều khiển mức nước với đa dạng các kiểu điều khiển, sau đây sẽ là một vài kiểu điều khiển thông dụng.

Cùng xem qua hướng dẫn sơ bộ Bộ điều khiển mức nước.

1. Chế độ điều khiển hai bơm độc lập, bơm xả – bơm đầy.

Bộ điều Khiển Mức Nước
Bộ điều Khiển Mức 6 que.

Ở chế độ này ta có thể điều khiển cùng lúc hai hệ thống bơm nước độc lập, có thề chọn hai hệ thống đồng bộ cùng xả hoặc cùng bơm, hoặc hai hệ thống ngược nhau (bơm – xả).

2. Chế độ điều khiển một bơm có cảnh báo mức cao và mức thấp.

 

Bộ điều khiển mức nước loại 5 que
Chế độ điều khiển một bơm có cảnh báo mức cao và mức thấp.

Ở chế độ này, bộ điều khiển mức nước hoạt động chỉ là bơm nước vào hoặc xả nước ra. Ngõ ra thứ hai là ngõ ra cảnh báo khi nước quá cao hoặc nước quá thấp. Mức nước tại que số 1 và que số 4.

3. Chế độ kiểm soát mức nước cùng lúc hai bể.

Bộ điều Khiển Mức Nước
Bộ điều Khiển nước 6 que kết hợp

 

Hay còn gọi là chế độ giếng và bể, khi bể thiếu thì nước được bơm từ giếng lên. Nếu nước giếng cạn thì cũng không cho phép bơm hoạt động. Nước giếng cao quá thì cũng được bơm sang bể.

4. Chế độ báo mức nước hai điểm Bộ điều khiển mức nước.

Điều khiển chế độ xả cạn
Bộ điều Khiển loại 3 que.

Ở chế độ này, bộ điều khiển chỉ hoạt động báo mức. Mỗi ngõ ra là một mức. Không điều khiển bơm. Ngõ ra 1 báo mức thấp, ngõ ra 2 báo mức cao.

5. Bộ điều khiển mức nước với chế độ chạy bơm chính và bơm châm nước .

Bộ điều Khiển Mức Nước
Bộ điều Khiển Mức Nước

Ở chế độ này, ngõ ra 1 sẽ điều khiển chính là bơm nước vào bể, ngõ ra 2 sẽ điều khiển ở dạng bơm châm thêm nước. Đảm bảo rằng nước trong bể lúc nào cũng ở mức cao.

Chân Y4 và chân Y2 trên bộ điều khiển nối lại với nhau.

6. Chế độ vừa điều khiển bơm nước vừa điều khiển lò hấp (thực tế).

Ở chế độ này, ta có thể vừa điều khiển bơm nước vào bể, khi đầy bể rồi thì kích hoạt cho lò hấp hoạt động. Khi nước cạn thì lò hấp ngừng và bơm nước tiếp tục bơm trở lại. Đây là ứng dụng mà một khách hàng đang sử dụng yêu cầu cài đặt.

Ngoài ra còn có nhiều kiểu hoạt động khác nhau. Chúng ta có thể tùy biến thông qua các chức năng và cách kết hợp giữa các chân điện cực với nhau.

 

 

 

Cảm biến quang, cảm biến áp suất, bộ điều khiển nhiệt độ.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

CHAT 💬 ZALO